Hàng ngàn tỷ đồng 'chạy' khỏi ngân hàng đi đâu?

Trong khi một số ngân hàng lớn khẳng định không bị ảnh hưởng sau lệnh cấm huy động vượt trần 14%, nhiều ngân hàng nhỏ lại than bị rút từ vài trăm đến cả ngàn tỷ đồng. Dòng tiền này đang dịch chuyển đi đâu?

Không đột biến như ngân hàng kêu

VIB bị rút gần 1.000 tỷ đồng, Phương Nam bị rút gần 200 tỷ đồng; một đại diện ngân hàng khác thừa nhận bị rút mất gần 150 tỷ đồng. Có chi nhánh Agribank địa bàn Hà Nội bị rút vài trăm tỷ đồng từ khách hàng ruột.

Nam Đông Á Bank cũng cho biết, cả trăm tỷ đồng “chạy” khỏi NH. Đó là diễn biến đáng ngại trong tuần đầu thực hiện nghiêm huy động trần lãi suất ở mức 14%/năm. Diễn biến tuần thứ hai (từ 19 đến 21-9), theo tìm hiểu của PV, dòng tiền chảy khỏi ngân hàng vẫn tiếp tục diễn ra nhưng không còn ồ ạt.

Ngày 21-9, bà Cao Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Quân đội, cho hay: hiện tượng rút tiền của khách hàng cá nhân vẫn có nhưng chỉ lẻ tẻ, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp rút tiền ra do vào vụ làm ăn.

“Điều này cũng ảnh hưởng nhưng không đáng ngại với chúng tôi, MB có đủ nguồn cân đối”- bà Nga khẳng định. Tại Ngân hàng Bưu điện- Liên Việt, Tổng giám đốc Lê Hồng Phong cũng thừa nhận việc rút tiền của khách hàng cá nhân vẫn xảy ra.

“Bản thân ngân hàng thì không đáng ngại vì chúng tôi có một danh mục khách hàng doanh nghiệp ruột. Nhưng phải thừa nhận lúc này lợi thế đang thuộc về các ngân hàng lớn”- ông Phong nói.

Trao đổi với PV, Chánh thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội- ông Trần Quốc Hùng, cho biết: Ba ngày nay, NHNN địa bàn này liên tục cập nhật số liệu từ các NHTM. Hiện tượng rút tiền từ nguồn huy động dân cư không “đột biến” như các ngân hàng kêu.

“Chúng tôi đã kiểm tra, đa số khoản tiền rút ra là từ các tổ chức, doanh nghiệp. Cần nhìn nhận đây là hiện tượng bình thường bởi vào dịp tháng 9, khách hàng cá nhân thường hay rút tiền để mua sắm, sửa sang và xây nhà cửa. Với doanh nghiệp, đây là lúc bắt đầu vào vụ tích trữ hàng cho dịp cuối năm”.

Điều gì diễn ra nếu tiền tiếp tục bị rút khỏi các ngân hàng nhỏ? Một lãnh đạo ngân hàng thừa nhận: Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng đó. Minh chứng cho điều này là trên thị trường tiền gửi đã có loại kỳ hạn ngày mà thực chất theo tính toán, là hình thức lách trần lãi suất huy động. 14%/năm là lãi suất của năm, nếu quản lý theo dòng tiền “lãi đẻ ra lãi” thì lãi suất của sản phẩm trên đã vượt trần quy định, thậm chí còn lên tới 15% - 16%/năm. Cụ thể: NH Phương Tây tung ra loại tiền gửi kỳ hạn 1,2,3,4,5,6 ngày với lãi suất đều ở mức 13,8%/năm...

Chỉ là sự luân chuyển xử lý nợ?

Theo lý thuyết bình thông đáy, khi lãi suất huy động bị áp trần chặt chẽ, một bộ phận dân cư có thể dịch chuyển tiền tiết kiệm sang các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ và chứng khoán hay bất động sản.

“Nói dòng tiền chảy ra khỏi ngân hàng chưa thực có căn cứ. Đến thời điểm này, qua các số liệu báo cáo, trên địa bàn Hà Nội, tôi chưa nhìn thấy dòng tiền chạy ra khỏi NH. Lượng tiền chảy sang vàng, đô la, chứng khoán chỉ là hiện tượng nhỏ của một ít nhà đầu tư. Ba ngày nay, tỷ giá không biến động, chứng khoán hết xanh, tôi không cho là vậy. Với vàng thì có thể một số ít người rút ra để sẵn mua bán nhanh nhưng số này không nhiều”- ông Trần Quốc Hùng, khẳng định.

TS. Quách Mạnh Hào, Phó Tổng giám đốc CTCK Thăng Long cho hay, lượng tiền nộp vào chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân không tăng. “Một số CTCK thu hút tiền dịch vụ chứng khoán. Với lãi suất cho vay ra khoảng 20% /năm thì mức huy động của CTCK vào khoảng 16-17%/năm. Nhưng số nhà đầu tư cho CTCK vay trên thực tế không nhiều, tôi cho rằng không có tiền mới vào chứng khoán”- ông Hào nói.

Phó TGD một công ty CK khác cũng chứng minh tiền không vào chứng khoán, thậm chí còn rời khỏi công ty ông mỗi ngày từ 10 tỷ tới vài chục tỷ đồng. NHNN liên tục bơm hút mạnh, chứng tỏ thanh khoản vẫn căng, các NHTM không đáp ứng được, rất ít tiền thặng dư.

Theo vị này thì trong số tiền gửi sẽ có không ít của các DN, tổ chức mà chính bản thân họ cũng đang gánh những khoản nợ. DN rất sợ mất thanh khoản, họ chỉ tạm gửi những khoản vay đó. Khoản tiền lớn bị rút ra vừa qua chính là sự luân chuyển trả nợ giữa các doanh nghiệp với NH.

“Nếu rơi vào chứng khoán, hay bất động sản, chúng tôi đã có thông tin. Bản thân người dân có tiền cũng không dễ rút ra như đi buôn được. Chắc chắn lại dịch từ ngân hàng bé, sang gửi ngân hàng lớn cho an toàn hơn”- ông nói.

Theo Tiền phong

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • Lạm phát do đâu?
  • Bất ổn Quỹ bình ổn xăng dầu
  • Công bố kết quả kiểm toán Nhà nước của năm 2010
  • Chấm dứt hoạt động dự án Nagakawa ở Vĩnh Phúc
  • 2015, nâng chỉ số năng lực thống kê lên 70 điểm
  • Gia tăng bất thường số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Giải mã 'cơn điên vàng' vừa qua
  • Tiêu chuẩn kiểm toán chấp thuận sẽ khó khăn hơn
  • Vì sao thừa điện vẫn đi mua?
  • TPHCM thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
  • Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển
  • 3 tháng có thể tăng giá điện một lần
  • Mất cơ hội giảm giá xăng dầu
  • Nhiệm kỳ Thủ tướng: Từ tư duy mới đến hành động
  • Điện hạt nhân: “Vẫn như gà đẻ trứng vàng”
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn